Cá cược xổ số - 888 casino 888

DOANH NGHIỆP

Nên Lựa Chọn Loại Hình Công Ty TNHH Hay Công Ty Cổ Phần

Nên Lựa Chọn Loại Hình Công Ty TNHH Hay Công Ty Cổ Phần

Khi đầu tư kinh doanh bạn đang rất phân vân ,không biết mình nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để kinh doanh phù hợp. Đăc biệt có thể đẩy mạnh tiến độ phát triển nó ngay từ lúc ban đầu.

Hôm nay DNG Business xin hướng dẫn quý doanh nghiệp lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho mình như thế nào: công ty TNHH hay CTCP cho phù hợp tại Đà Nẵng, bởi mỗi loại hình doanh nghiệp nó đều mang trong mình những ưu và nhược điểm riêng.

DNG Business - chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi nội dung trên một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và không phải đi lại nhiều lần cho quý khách hàng như sau: DNG Business đã và đang nhận được sự tín nhiệm của quý khách hàng.

Với một quy trình Tư vấn thành lập doanh nghiệp chặt chẽ, thủ tục được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và tính pháp lý cho quý khách hàng. 

Nên Lựa Chọn Loại Hình Công Ty TNHH Hay Công Ty Cổ Phần để kinh doanh tại Đà Nẵng

 

I.Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân (ít nhất là hai (02 thành viên) nhưng số lượng thành viên nhưng số lượng thành viên không vượt quá năm mươi (50) trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp (Điều 38)

Thành viên sáng lập được ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty và được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của công ty trước khi đăng ký kinh doanh, nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (Điều 39).

Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp được thành lập thì không có quy định nào phân biệt về quyền hạn, nghĩa vụ giữa thành viên sáng lập và thành viên góp vốn. Đây là điểm khác biệt giữa quy định về thành viên trong công ty TNHH và quy định về cổ đông trong công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được phát hành cổ phần.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc và Ban kiểm soát (phải thành lập nếu có từ mười một (11) thành viên trở lên hoặc tuỳ chọn nếu có ít hơn 11 thành viên) .

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.

Lợi thế

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, do đó người góp vốn hạn chế được rủi ro hơn.

Mặt khác, số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.

Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Hạn Chế

chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;

Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.

Ngoài ra, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

II.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2005, Công ty TNHH một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty TNHH một thành viên là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ và chỉ có thể tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác (khi đó sẽ chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên) (Điều 76)

Trong công ty TNHH một thành viên có quy định phân biệt quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu là cá nhân và chủ sở hữu là tổ chức (Điều 64)

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếukhông được giảm vốn điều lệ.

Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các hạn chế đối với chủ sở hữu là: không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

Vì đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp năm 2005 được mở rộng nên các công ty TNHH theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 không chỉ là các công ty TNHH do các tổ chức, cá nhân trong nước làm chủ sở hữu mà còn bao gồm các các công ty TNHH do các tổ chức và cá nhân nước ngoài làm chủ sở hữu.

Các công ty này trước ngày 01/7/2006 được thành lập dưới các hình thức công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996

Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

III. Công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân;
  • số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa (Điều 77, Luật Doanh nghiệp 2005)
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, điều này khác với công ty trách nhiệm hữu hạn.

Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông  là cá nhân hoặc công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát (Điều 95, Luật DN 2005)

Công ty Cổ phần có các loại cổ phần sau:

  • Loại cổ phần phải có khi thành lập, là cổ phần phổ thông và loại cổ phần ưu đãi khác có thể có hoặc không có bao gồm cổ phần ưu đãi biểu quyết,
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức,
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định (Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005).

Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu có các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Luật doanh nghiệp 2005 quy định cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi, tuy nhiên cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Lợi thế

  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
  • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
  • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng là không giới hạn, đây là lợi thế riêng của công ty cổ phần.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Hạn chế

  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán;
  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn (không hạn chế được số lượng thành viên tham gia vào công ty) có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Chủ sở hữu (thường và đa số) không trực tiếp tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty đồng thời, loại hình công ty cổ phần cũng có nguy cơ dễ bị người khác, công ty khác thôn tính.

Ngoài các loại hình doanh nghiệp nêu trên, còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác được thành lập và tổ chức theo luật chuyên ngành như văn phòng luật sư, công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng….

Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ thực tiễn áp dụng thì không có loại hình doanh nghiệp nào có lợi thế tuyệt đối cũng như bất lợi hoàn toàn. Do đó, cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình thực tế, quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của mình để có được những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp.

DNG Business chúc quý doanh nghiệp lựa chọn đúng hình thức kinh doanh phù hợp và luôn thành công!

Thay Đổi Thành Viên Sáng Lập Công Ty Cổ Phần Tại Đà Nẵng

Thay Đổi Thành Viên Sáng Lập Công Ty Cổ Phần Tại Đà Nẵng

Cổ đông sáng lập quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sáng lập được kê khai trong Danh sách cổ đông sáng lập và nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các thành viên có thể phát sinh nhu cầu Thay Đổi Thành Viên Sáng Lập Công Ty Cổ Phần

DNG Business - chuyên cung cấp dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi nội dung trên một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và không phải đi lại nhiều lần cho quý khách hàng.

DNG Business đã và đang nhận được sự tín nhiệm của quý khách hàng. Với một quy trình Tư vấn chặt chẽ, thủ tục được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và tính pháp lý cho quý khách hàng. 

Thay Đổi Thành Viên Sáng Lập Công Ty Cổ Phần Tại Đà Nẵng

1.Điều kiện thay đổi cổ đông sáng lập.

Trong điều 119 luật doanh nghiệp 2014 có nêu rõ:

  • Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
  • Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

 

Thay Đổi Thành Viên Sáng Lập Công Ty Cổ Phần Tại Đà Nẵng

2.Trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chuyển nhượng cổ phần (Theo Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 Quy định về Chuyển nhượng cổ phần) hoặc tăng cho phần vốn góp

  • Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập ;(Theo mẫu)
  • Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông.
  • Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông.
  • Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới: CMND hoặc hộ chiếu
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

3.Trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn theo khoản Điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp

  • Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập
  • Quyết định về việc thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn của Đại hội đồng cổ đông
  • Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn của Đại hội đồng cổ đông
  • Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới;
  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu. Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu.
  • Cổ đông sáng lập mới là tổ chức:
    – Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).
    – Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: CMTND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
    (Nếu cổ đông sáng lập mới là tổ chức nước ngoài thì các loại giấy tờ chứng thực nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, có bản dịch sang tiếng Việt được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.)
  • Bản sao sổ đăng ký cổ đông có xác nhận của công ty;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

Trong quá trình thực hiện nếu con vướng mắc, doanh nghiệp vui lòng liên hệ với DNG Business để được tư vấn miễn phí.

NÊN THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HAY CHI NHÁNH

NÊN THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HAY CHI NHÁNH

DNG Business - tư vấn giải thể công ty một cách nhanh chóng và đúng pháp luật. DNG Business đã và đang nhận được sự tín nhiệm của quý khách hàng.

Với một quy trình tư vấn thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh chặt chẽ, thủ tục được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và tính pháp lý cho quý khách hàng. 

Rất nhiều ý kiến và phản hồi của quý doanh nghiệp ,về vấn đề chúng tôi nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Đà Nẵng. Để phù hợp với nhu cầu của thực tại.

Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2005 thì:

NÊN THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HAY CHI NHÁNH
 
1. VPĐD là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của VPĐD phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp.
 
VPĐD không trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng kinh doanh với dấu của VPĐD, nhưng vẫn được ký kết các hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở VPĐD đó; hợp đồng đó sẽ đóng dấu của doanh nghiệp.
 
NÊN THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HAY CHI NHÁNH
 
2.Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.
 
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch của VPĐD và chi nhánh.
Do đó, nếu bạn muốn có một địa chỉ hợp pháp để tiện giao dịch với các đối tác tại Đà Nẵng, mà không cần thiết phải thực hiện hoạt động kinh doanh, sinh lời thì bạn thành lập Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.
 
Văn phòng đại diện không trực tiếp thực hiện chức năng kinh doanh trừ khi có ủy quyền từ trụ sở chính, không kí kết các hợp đồng với đối tác. Doanh nghiệp quản lý các hoạt động của văn phòng đại diện, nên mọi hoạt động về kê khai thuế, xuất hóa đơn sẽ do trụ sở chính của doanh nghiệp quản lý.
 
Vì vậy, nếu thành lập văn phòng đại diện tại Đà nẵng thì hoạt động của công ty vẫn do Cục thuế Đà nẵng quản lý.
 
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp với DNG BUSINESS để được tư vấn, hỗ trợ.
 
Tư Vấn Thay Đổi Ngành Nghề Kinh Doanh Tại Đà Nẵng

Tư Vấn Thay Đổi Ngành Nghề Kinh Doanh Tại Đà Nẵng

DNG Business - chuyên cung cấp dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh, rút ngành nghề kinh doanh giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi nội dung trên một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và không phải đi lại nhiều lần cho quý khách hàng tại Đà Nẵng như sau:

DNG Business đã và đang nhận được sự tín nhiệm của quý khách hàng. Với một quy trình Tư vấn thay đổi ngành nghề kinh doanh chặt chẽ, thủ tục được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và tính pháp lý cho quý khách hàng. 

Tư Vấn Thay Đổi Ngành Nghề Kinh Doanh Tại Đà NẵngTư Vấn Thay Đổi Ngành Nghề Kinh Doanh Tại Đà Nẵng

 

1.Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh nộp cho phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư Đà Nẵng 

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh có nội dung là địa chỉ mới của công ty.
  • Biên bản của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH. (Lưu ý có nội dung sửa đổi điều lệ).  
  • Quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH. (Lưu ý có nội dung sửa đổi điều lệ).  
  • Kèm theo hồ sơ gồm: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế.

2.Thủ tục bổ sung, rút ngành nghề kinh doanh của công ty tại DNG

  • Soạn thảo hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn khách hàng ký đóng dấu;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư Đà Nẵng.
  • Mọi chi tiêt quý doanh nghiệp hãy liên hệ sớm với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

DNG Business chúc quý doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình. 

Thủ Tục Thay Đổi Ngành Nghề Kinh Doanh Đối Với CTCP

Thủ Tục Thay Đổi Ngành Nghề Kinh Doanh Đối Với CTCP

Ngành nghề kinh doanh là một trong những phần bắt buộc phải có khi công ty cổ phần thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Mặc dù trên gấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần không ghi nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty nhưng ngành nghề kinh doanh của công ty lại được ghi nhận công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh. Do đó, khi công ty cổ phần muốn thực hiện một hoặc một số ngành, nghề kinh doanh khác ngoài các ngành nghề kinh doanh đã được đăng ký thì công ty không phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014. Bài viết này, DNG Business hướng dẫn quý doanh nghiệp Thủ tục đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần tại Đà Nẵng

Thủ Tục Thay Đổi Người Đại Diện Công Ty TNHH Hai Thành Viên

Thủ Tục Thay Đổi Người Đại Diện Công Ty TNHH Hai Thành Viên

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là một cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bài viết này, DNG Business hướng dẫn quý doanh nghiệp Thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Đà Nẵng.

Thủ Tục Đăng Ký Thay Đổi Vốn Điều Lệ Công Ty TNHH Tại Đà Nẵng

Thủ Tục Đăng Ký Thay Đổi Vốn Điều Lệ Công Ty TNHH Tại Đà Nẵng

Thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH là một trong những vấn đề tất yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu và chiến lượt kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Vậy làm thế nào để tăng, giảm vốn điều lệ phù hợp với quy định pháp luật? Hồ sơ, thủ tục thế nào?Thời gian bao lâu?Nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Bài viết này, DNG Business hướng dẫn quý doanh nghiệp Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty tnhh tại Đà Nẵng.

Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Giá Rẻ, Nhanh Chóng Tại Đà Nẵng

Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Giá Rẻ, Nhanh Chóng Tại Đà Nẵng

DNG Bussiness chuyên cung cấp Dịch vụ thành lập công ty tại Đà Nẵng giá rẻ nhất, nhanh nhất với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực làm giấy phép doanh nghiệp, giấy phép đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất.

Thủ Tục Chấm Dứt Hoạt Động Hộ Kinh Doanh Tại Đà Nẵng

Thủ Tục Chấm Dứt Hoạt Động Hộ Kinh Doanh Tại Đà Nẵng

Tại Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 có quy định về chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh như sau:

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.”

Những điều cần biết khi thành lập công ty cổ phần

Bạn đang có một ý tưởng kinh doanh và muốn thành lập công ty cổ phần? Nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào để công ty của bạn có thể hoạt động và được nhà nước công nhận. Vậy chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những điều cần biết về thành lập công ty cổ phần như sau:

Tổng Hợp Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp Tại Việt Nam

Bạn đang có dự định thành lập doanh nghiệp? Nhưng lại đang phân vân vì có nhiều mô hình doanh nghiệp. Bạn tìm hiểu trên mạng và thấy hoang mang vì có nhiều thông tin về các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Đến với chúng tôi, bạn không phải lo lắng về bất cứ điều gì cả. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin tổng hợp các loại hình doanh nghiệp hiện nay và phân tích chi tiết những ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Từ đó, tùy từng điều kiện và mong muốn của quý khách, chúng tôi có thể giúp quý khách có thể lựa chọn được loại hình phù hợp và chính xác nhất với điều kiện kinh doanh thực tế của mình.

LUẬT DOANH NGHIỆP 2014: TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Luật doanh nghiệp 2014 được trích dẫn nguyên văn nội dung sau đây:

Đính chính Thông tư số 07/2019/TT-BTC

Đính chính Thông tư số 07/2019/TT-BTC

=> Tham khảo thêm lịch trình tour du lịch Đà Nẵng đi Phú Quốc của hãng lữ hành nội địa.

Kế hoạch của Bộ Tài Chính thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP

Kế hoạch của Bộ Tài Chính thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP

=>>> Nếu bạn chưa từng đến Đà Nẵng, hãy lên kế hoạch tham quan ngay với tour du lịch hà nội đà nẵng cực kì thú vị.

Đính chính Thông tư số 95/2018/TT-BTC

Đính chính Thông tư số 95/2018/TT-BTC

 
Số ký hiệu 2183/QĐ-BTC Ngày ban hành 19/11/2018
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 01/12/2018
Đơn vị soạn thảo
Văn phòng Bộ
Cơ quan ban hành
Bộ Tài chính
Người ký
 Trần Quân
Tình trạng hiệu lực Đang hiệu lực

=>> Mời quý khách theo dõi thêm bài viết giới thiệu huế và hội an.

Quy định về Người đại diện theo pháp luật Công ty theo luật 2020

Quy định về Người đại diện theo pháp luật Công ty - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai? Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2020 được quy định khá nhiều điểm mới so với Luật doanh nghiệp trước đây.

=> Tìm hiểu thêm thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Đà Nẵng với đầy đủ chi tiết và các bước!

Quy-dinh-ve-nguoi-dai-dien-phap-luat-cong-ty.jpg

HOTLINE: 0915 888 404

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, người đại diện theo pháp luật được quy định như sau:

Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1.  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.  Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3.  Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

4.  Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

5.  Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Điều 14. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1.  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

2.  Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Trên đây là nội dung liên quan đến người đại diện theo pháp luật Công ty bao gồm những gì? Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Người đại diện theo pháp luật Công ty.

 

>>> Xem ngay thủ tục và để xác lập quyền cho thương hiệu của doanh nghiệp!!!

 

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Công văn số 2537/TCT-CS của Tổng cục Thuế

Công văn số 2537/TCT-CS của Tổng cục Thuế

Tìm hiểu thêm lịch trình du lịch vui vẻ và hài lòng nhất của - hãng lữ hành thân thiện!

Công văn số 2541/TCT-CS của Tổng cục Thuế

Công văn số 2541/TCT-CS của Tổng cục Thuế

LUẬT ĐẦU TƯ 2014 đã được thay đổi sáng Luật Đầu tư 2020

LUẬT ĐẦU TƯ 2014 đã được thay đổi sáng Luật Đầu tư 2020

LUẬT ĐẦU TƯ 2014 đã được thay đổi sang Luật Đầu tư 2020 - Sau 06 năm có hiệu lực thì đến năm 2020, Luật Đầu tư được ban hành năm 2014 đã thay đổi sang Luật Đầu tư 2020, bổ sung thêm nhiều điểm mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài và đã được Quốc hội Khóa XIV chính thức thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020.

=>> Xem thêm dịch vụ tư vấn đăng ký mã số mã vạch tại Đà Nẵng với thời gian nhanh nhất và phí thấp nhất!

Số hiệu: 67/2014/QH13 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 26/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
  Tình trạng: Đã biết
 

Một số điểm mới trong Luật đầu tư 2014

Luật đầu tư 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 và có nhiều điểm mới nổi bật. Điển hình như:

- Quy định thêm các đối tượng ưu đãi đầu tư: dự án có quy mô vốn từ 6000 tỷ đồng trở lên, dự án đầu tư tại vùng nông thôn có sử dụng từ 500 lao động trở lên...


- Bổ sung ngành, nghề ưu đãi đầu tư mới: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên; sản phẩm tiết kiêm năng lượng; Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô...

- Quy định cụ thể các ngành, nghề ưu đãi như thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải (trước đây là lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái); giáo dục mầm non, phổ thông, nghề nghiệp (trước đây là Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo).

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
 

Một số điểm mới trong Luật đầu tư 2020

- Về việc bổ sung một số ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6).

  • Bổ sung quy định cấm đầu tư kinh doanh “bào thai người” để phản ánh đầy đủ nội dung cấm của ngành, nghề bị cấm (Điểm đ Khoản 1 Điều 6).

  • Bổ sung ngành nghề kinh doanh pháo nổ vào ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điểm g Khoản 1 Điều 6).

- Về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020).

Luật Đầu tư 2020 đã bãi bỏ một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi và bổ sung nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các ngành nghề này và bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan. Tham khảo thêm tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020.

=>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Đà Nẵng của dịch vụ đăng ký kinh doanh 888 casino 888 ở Miền trung.

- Về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (Điều 9).

Bổ sung Điều 9 quy định về căn cứ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, giao Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam theo các FTA, Hiệp định đầu tư song phương và các cam kết khác có thể thay đổi hoặc sẽ đàm phán trong tương lai.

- Về bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng.

Luật Đầu tư 2020 đã bỏ nội dung bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng để tránh lặp lại quy định khi Luật Quản lý nợ công đã quy định chi tiết bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng.

>>>Xem thêm  Luật Công chứng năm 2014Luật Doanh nghiệp 2014 - Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13<<<

Thông tư 24/2019/TT-BTC quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

Thông tư 24/2019/TT-BTC quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

Bạn có thể quan tâm lịch trình tour du lịch bắc ninh đi Đà Nẵng của hãng du lịch uy tín chất lượng.

Thành lập Tổ nghiên cứu, xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý

Thành lập Tổ nghiên cứu, xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý

 

=)) Bạn có thể quan tâm của công ty tnhh chúng tôi!

Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1206/QĐ-BTC ngày 26/7/2018

Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1206/QĐ-BTC ngày 26/7/2018

))) Lịch trình tour du lịch bắc ninh đi đà nẵng của hãng lữ hành uy tín miền trung.

Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2019

Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2019

Xem thêm lịch trình du lịch Miền tây qua ghé thăm Rừng tràm trà sư.

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
Mobile: 0915.888.404
Website: btibd.net

SÀI GÒN

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0833.888.404
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa
Điện thoại: 02422612929
Mobile: 0899.888.404
Website: www.hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404