Sự Khác Nhau Giữa Chi Nhánh Công Ty Và Văn Phòng Đại Diện

Sự khác nhau giữa Chi nhánh Công ty và Văn phòng đại diện- Thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện là một trong nhiều thắc mắc của các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh.

Tiêu chí nào để lựa chọn loại hình phù hợp? Dưới đây là một số điểm để phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện, qua đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu:

Xem thêm:

I.KHÁI NIỆM

  • Khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”

  • Khoản 2 điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”

II.SỰ GIỐNG NHAU GIỮA CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

  • Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
  • Tên doanh nghiệp đều được gắn tại chi nhánh và văn phòng đại diện.
  • Không có tư cách pháp nhân.
  • Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.
  • Hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp.
  • Các nguyên tắc đặt tên là giống nhau theo quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014.
  • Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánhvăn phòng đại diện ở trong lẫn ngoài nước theo quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp 2014.

III.SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Chi nhánh:

-  Được thực hiện các công việc, nghiệp vụ như chức năng của doanh nghiệp mẹ.

-  Phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy đinh pháp luật, và các khoản thuế giá trị gia tăng.

-  Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền.

-  Hình thức hạch toán: có thể lựa chọn giữa hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập

  •  Hình thức hạch toán phụ thuộc:

Nếu cùng tỉnh: công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài luôn.

Nếu khác tỉnh: chi nhánh sẽ phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.

  • Hình thức hạch toán độc lập: Dù cùng tỉnh hoặc khác tỉnh thì đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ, làm báo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm

Văn phòng đại diện

-  Văn phòng đại diện không được thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ.

-  Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.

-  Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh

Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên không nộp thuế môn bài

-  Hình thức hạch toán: chỉ có hình thức hạch toán phụ thuộc, Công ty mẹ sẽ nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện. 

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Sự khác nhau giữa Chi nhánh và Văn phòng đại diện.

Hãy liên hệ DNG Business qua hotline 02363707404 hoặc 0915888404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về các vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.