Điều Kiện Bảo Hộ Quyền Tác Giả Tại Đà Nẵng

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả tại Đà Nẵng?

Để tránh việc làm nhái, sao chép...tác phẩm của người khác người sáng tạo/ chủ sở hữu nên đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm của mình.

Vậy điều kiện bảo hộ quyền tác giả được quy định như thế nào?

dieu-kien-bao-ho-quyen-tac-gia-tai-da-nang.jpg

Trước khi xác định hành vi đó có được coi là hành vi xâm phạm bản quyền tác giả hay không, chúng ta cần phải xác định được trường hợp của mình có nằm trong phạm vi được bảo hộ quyền tác giả bao gồm về điều kiện chủ thể và điều kiện về loại hình được bảo hộ.

ĐIỀU KIỆN CỦA CHỦ THỂ

Căn cứ Điều 13 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009  thì chỉ những tác giả, chủ sở hữu sau đây có tác phẩm mới đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả:

- Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả (chủ sở hữu quyền tác giả được quy định từ Điều 37 – Điều 42 Luật SHTT 2005).

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

ĐIỀU KIỆN VÀ LOẠI HÌNH BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

Căn cứ tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả được bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; 
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  •  Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

- Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

- Tác phẩm được bảo hộ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14 này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

* Lưu ý: Các đối tượng không thuộc phạm vi đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả

-   Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

-   Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

-   Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

CÁCH THỨC BẢO HỘ

Không giống như các quyền sở hữu trí tuệ buộc phải đăng ký để xác lập quyền sở hữu, quyền tác giả không phụ thuộc vào các thủ tục hành chính. Một tác phẩm đã được sáng tạo ra được coi là đã bảo hộ quyền tác giả ngay sau khi được định hình. Do đó, việc đăng ký với cơ quan quản lý quyền tác giả với mục đích chủ yếu là xác định và phân biệt tên gọi của tác phẩm, đặc biệt là tạo ra chứng cứ ban đầu trước tòa án trong các tranh chấp về quyền tác giả và điều này sẽ tiết kiệm nguồn lực cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả khi chứng minh tác phẩm là của mình và được quyền sử dụng.

Trường hợp, quý khách muốn Đăng ký bảo hộ quyền tác giả với cơ quan quản lý Quyền tác giả thì xem hướng dẫn thủ tục đăng ký dưới đây:

a. Cách thức nộp hồ sơ.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304.

- Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

- Tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 

b.  Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

-   Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. ( mẫu tờ khai theo quy định tại Nghị định 08/2016/TT-BVHTTDL)

-   02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.

  • 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
  • Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

-   Giấy uỷ quyền( nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền );

-   Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ( nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa );

-   Văn bản đồng ý của các đồng tác giả( nếu tác phẩm có đồng tác giả );

-   Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu( nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung).

Lưu ý: Các tài liệu quy định trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

c.    Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.  

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về loại tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Xem thêm>> Thủ tục bảo hộ Quyền tác giả tại Đà Nẵng